Việt Nam có thể tự sản xuất vaccine Covid-19 trong tháng 8

0
216
viet-nam-co-the-tu-san-xuat-vaccine-covid-19-trong-thang-8

Sau thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ba tháng, đến tháng 8, Việt Nam có thể tự sản xuất vaccine để tiêm cho người dân, theo Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên.

Tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng ngày 9/4, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Quân y, nói vừa qua Quân đội tham gia cùng Công ty Nanogen nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 ở giai đoạn 3 – thử nghiệm vaccine trên người. Đến nay Học viện Quân y đã hoàn thành thử nghiệm tiêm hai mũi đầu tiên.

Theo tướng Kiên, tiêm mũi một nhằm xác định độ an toàn của vaccine và các phản ứng phụ của cơ thể. Tiêm mũi 2 ngoài khẳng định độ an toàn, phải xác định được hiệu quả tạo miễn dịch của vaccine. Hiện nay mũi 2 đã tiêm được 500 người. Dự kiến tháng 5, Học viện Quân y sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, tức là tiêm cho cộng đồng lớn hơn, từ 10.000 đến 15.000 người.

“Hi vọng sau thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ba tháng, đến tháng 8 chúng ta có vaccine trong nước để tiêm cho chiến sĩ, đồng bào, chủ động phòng chống dịch bằng vaccine của mình”, Cục trưởng Quân y nói.

viet-nam-co-the-tu-san-xuat-vaccine-covid-19-trong-thang-8
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Quân y (Bộ Quốc phòng). 

Hiện Việt Nam có 4 đơn vị đang nghiên cứu vaccine theo các hướng khác nhau. Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) dùng công nghệ cài đặt kháng nguyên nCoV trên giá thể là virus Baculo.

Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (Ivac) sử dụng công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi.

Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen đang phát triển 2 ứng viên vaccine là loại dựa trên S-protein và vaccine VLP (Virus like particles) sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp.

Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac) sử dụng công nghệ cài đặt kháng nguyên nCoV trên giá thể là virus sởi. Đơn vị này cũng đang trao đổi với quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga về phương án hợp tác sản xuất vaccine theo công nghệ của vaccine Sputnik V.

Theo dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án nghiên cứu, phát triển vaccine Covid-19, một điểm nghẽn rất lớn trong quá trình phát triển vaccine là chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang phát triển thương mại “do thiếu nguồn lực đầu tư, khó tiếp cận các công nghệ hoặc nguyên liệu cần thiết để hoàn thiện sản phẩm”.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here