Lợi nhuận ngân hàng năm nay chưa chịu áp lực trích lập dự phòng

0
177
loi-nhuan-ngan-hang-nam-nay-chua-chiu-ap-luc-trich-lap-du-phong

Kịch bản trích lập dự phòng theo Thông tư 03 sẽ giảm bớt áp lực cho các ngân hàng và được đánh giá không ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01 quy định việc cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ người vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thông tư này có hiệu lực từ 17/5.

Ngân hàng vẫn không chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay đang được cơ cấu lại hoặc miễn, giảm lãi nhưng từ đầu 2024 sẽ phải phân loại đúng bản chất. Điều này giúp nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của một số nhà băng không bị “phình” lên một cách đột ngột.

Một điểm mới so với Thông tư 01 trước đây là, thay vì không phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu hay miễn giảm lãi, các nhà băng sẽ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng, theo nguyên tắc trích dần trong 3 năm.

Nếu ngân hàng chưa trích đủ dự phòng cụ thể cho toàn bộ dư nợ cơ cấu, họ sẽ phải trích bổ sung tối thiểu 30% số tiền còn thiếu muộn nhất vào năm nay, tối thiểu 60% tại cuối năm 2022 và trích lập đủ tới cuối 2023.

Từ đầu 2024, ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại thông tư.

Kịch bản trích lập này được giới lãnh đạo ngân hàng đánh giá giúp giảm bớt áp lực cho họ so với các kịch bản họ đặt ra. Việc trích lập dần dự phòng rủi ro cụ thể giúp ngân hàng vẫn đảm bảo được tăng trưởng tín dụng và không tác động mạnh đến kết quả kinh doanh.

loi-nhuan-ngan-hang-nam-nay-chua-chiu-ap-luc-trich-lap-du-phong
Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nới diện khách hàng được cơ cấu và miễn giảm lãi, phí do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc cơ cấu và miễn giảm lãi chỉ được thực hiện đến hết năm nay.

Ngân hàng được phép cơ cấu lại hạn trả nợ tối đa 12 tháng (kể cả gia hạn) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau.

Thứ nhất, khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ cho vay, cho thuê tài chính và phải trả nợ gốc và/hoặc lãi từ 23/1/2020 đến hết năm nay.

Thứ hai, dư nợ của khoản vay được cơ cấu lại thuộc một trong các trường hợp sau. Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày. Khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn từ 23/1 đến 29/3/2020. Khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.

Thứ ba, khách hàng không trả nợ đúng hạn do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thứ tư, khách hàng đề nghị được cơ cấu hạn trả nợ và được ngân hàng đánh giá có có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo đúng hạn cơ cấu lại.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng miễn, giảm lãi, phí đối với khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch, phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà phải trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán từ ngày 23/1/2020 đến hết năm nay.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here