Doanh nghiệp muốn TP HCM cho mượn nơi để công nhân ở

0
155
doanh-nghiep-muon-tp-hcm-cho-muon-noi-de-cong-nhan-o

Khi áp dụng “vừa sản xuất, vừa cách ly” gặp khó, Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp đề xuất được mượn hoặc thuê các khu mà Nhà nước quản lý.

Đề xuất này vừa được Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA) gửi Chủ tịch UBND TP HCM và Ban phòng chống dịch tối 15/7.

Theo HBA, phần lớn doanh nghiệp quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, giữ chân công nhân tổ chức sản xuất và tổ chức ăn ở cho công nhân theo quy định mới. Đến trưa ngày 15/7, có 353/556 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP HCM tiếp tục hoạt động.

Nhưng các doanh nghiệp cho biết đang gặp khó khăn khi tìm kiếm nơi ở tạm trú cho công nhân. Một vài đơn vị buộc phải thuê khách sạn cho công nhân ở và hàng ngày có xe đưa đón.

doanh-nghiep-muon-tp-hcm-cho-muon-noi-de-cong-nhan-o
Công nhân Xí nghiệp lốp Radial được bố trí ở trong lều riêng biệt. 

Tại khu công nghệ cao, Công ty Datalogic đang tổ chức ăn ở tại chỗ cho 150 công nhân. Đồng thời, họ phải gửi 150 công nhân lưu trú tại 5 khách sạn lớn nhỏ khác nhau. Công ty Intel, Jabil Việt Nam, mỗi công ty đều đã bố trí 1.000 công nhân lưu trú tại nhiều khách sạn ở quận 1 quận 9 và quận Phú Nhuận, có xe đưa đón công nhân. Công ty Sonion Việt Nam giữ lại 30 công nhân ở tại chỗ và bố trí 430 công nhân lưu trú tại khách sạn ở quận 1.

“Trước tình hình này, doanh nghiệp đang rất khó khăn. Do đó, doanh nghiệp rất mong chính quyền quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp được thuê mướn hoặc sử dụng các mặt bằng trong phạm vi quản lý của Nhà nước”, HBA đề xuất.

Khi áp dụng quy định “một cung đường 2 địa điểm”, một số doanh nghiệp không đáp ứng vì có một điểm đến nhưng lại nhiều điểm đón do phải thuê nhiều khách sạn ở các điểm khác nhau.

Đặc điểm từng nhà máy/công ty có ngành nghề khác nhau, cách sử dụng lao động làm việc và giờ giấc rất khác nhau, điều kiện ở khác nhau. Do đó, Hiệp hội kiến nghị các quy định cần có sự linh hoạt và ưu tiên cho một số ngành nghề đặc thù quan trọng.

Khi các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” cũng chỉ nên là một đoàn đi kiểm tra để bớt rườm rà cho doanh nghiệp.

Bên cạnh các kiến nghị trên, HBA cũng mong TP HCM cho công nhân ưu tiên chích ngừa để sớm được hoạt động liên tục.

Cùng với đề xuất trên, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM cho rằng, thành phố cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giao thông hàng hóa.

Theo họ, việc quy định việc giao nhận hàng hóa tại sân bay và cảng chỉ được từ 22 giờ đến 5 giờ sáng là không phù hợp trong sản xuất kinh doanh và logistics. Đồng thời, TP HCM nên cho áp dụng hình thức dán phù hiệu hoặc logo cho các loại hình xe hàng hóa, xe đưa rước công nhân để dễ kiểm soát.

Những doanh nghiệp không đáp ứng được quy định vừa sản xuất vừa cách ly cho công nhân theo phương châm làm tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ đã phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7.

Theo Phó chủ tịch UBND Dương Anh Đức, thành phố đang xây dựng hệ thống để cùng các ban quản lý khu công nghiệp giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp. Quy định này cần được tuân thủ nghiêm nhằm “cắt đứt các chuỗi lây nhiễm của công nhân có mối liên hệ với nơi ở”.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here