‘Ngày độc thân’ kiếm tiền nhanh cỡ nào?

0
345
ngay-doc-than-kiem-tien-nhanh-co-nao

TRUNG QUỐC Từ ngày lễ do giới sinh viên tự tổ chức, Jack Ma đã tận dụng 11/11 để biến nó thành ngày lễ mua sắm lớn nhất thế giới.

Chỉ trong hơn một thập kỷ, Alibaba đã biến ‘Ngày độc thân’, một lễ kỷ niệm ‘kỳ quặc’ của người Trung Quốc, thành sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới, thu hút hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Năm nay, sự kiện có sự góp mặt của siêu sao Taylor Swift và được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ để đánh giá mức độ sẵn lòng chi tiêu của người Trung Quốc khi tăng trưởng kinh tế nguy cơ dưới 6% và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Đây cũng là lần đầu tiên, ông Jiang Fan, Giám đốc điều hành Alibaba, sẽ giám sát sự kiện này, sau khi tỷ phú Jack Ma từ chức chủ tịch hồi tháng 9.

ngay-doc-than-kiem-tien-nhanh-co-nao

Tại sao lại gọi là ‘Ngày độc thân’?

Khi ngày 11 tháng 11 được viết bằng số – 11/11 – nó hiện lên 5 nhánh đơn, làm liên tưởng đến sự cô đơn. Vào những năm 1990, tại các trường đại học ở Trung Quốc, 11/11 được phát triển thành một lễ kỷ niệm độc thân của giới sinh viên.

Họ phải sống trong một nền văn hóa mà những người trẻ chịu áp lực nặng nề của cha mẹ về việc lập gia đình. Khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng thì lễ kỷ niệm này dần trở thành một hiện tượng lớn trong giới trẻ và được xem là ‘liều thuốc giải độc’ cho ngày Valentine.

‘Ngày độc thân’ liên quan gì đến mua sắm?

Khi bắt đầu xây dựng công ty của mình, Jack Ma nảy ra ý tưởng tập trung vào một chương trình khuyến mại mua sắm xung quanh kỳ nghỉ nào đó, lấy cảm hứng từ truyền thống của các nhà bán lẻ giảm giá lớn ở Mỹ vào ngày sau Lễ Tạ ơn, tức Black Friday.

Vì vậy, ông chọn tổ chức chương trình khuyến mại ‘Ngày độc thân’ bắt đầu vào năm 2009. Ngay từ đầu, người tiêu dùng đã được khuyến khích tự chiều chuộng mình trong dịp kỷ niệm độc thân. Sau đó, các hãng thương mại điện tử mở rộng đối tượng, quảng bá 11/11 đến tất cả đối tượng khách hàng.

Lễ hội mua sắm này chỉ có ở Trung Quốc?

Dù Trung Quốc đại lục chiếm phần lớn doanh số bán hàng nhưng Alibaba đang cố gắng biến nó thành sự kiện mua sắm toàn cầu. Điều đó có nghĩa là có nhiều các thương hiệu nước ngoài cũng tham gia.

Lễ hội mua sắm này được quảng bá thông qua nền tảng tiếng Anh, chuyên bán hàng xuyên biên giới là AliExpress để tiếp cận khách hàng bên ngoài Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, Lazada chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện này. Alibaba cho biết sẽ có hơn 500 triệu người trên khắp thế giới tham gia vào mua sắm ngày 11/11 năm nay, tức tăng khoảng 100 triệu người so với năm 2018.

Sự kiện này lớn như thế nào?

Mỗi năm, doanh số của sự kiện lại vượt năm trước. Năm ngoái, doanh số của ngày 11/11 tăng 27%, lên 30,7 tỷ USD. Số lượng hàng hoá được bán trực tuyến trong 24 giờ của ngày này bằng tổng hàng hoá trong kỳ bán hàng khuyến mại kéo dài 5 ngày của Mỹ, bắt đầu từ Black Friday đến kết thúc vào Cyber Monday. Hầu hết các giao dịch mua tại Trung Quốc thông qua các trang mua sắm chính của Alibaba là Taobao và Tmall.

11/11 năm nay có gì khác biệt?

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài, một cuộc khảo sát vào tháng 10 cho biết lòng yêu nước dâng cao của người Trung Quốc có thể dẫn đến thái độ ‘tẩy chay’ đối với một số thương hiệu của Mỹ trong sự kiện này.

Kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng có thể kiềm chế sự nhiệt tình của người tiêu dùng. Để tạo hứng khởi, Alibaba tổ chức lễ hội “đầy sao” với các tên tuổi lớn như Taylor Swift hay ngôi sao nhạc pop Trung Quốc G.E.M.

Công ty tăng cường đáng kể vào các yếu tố thương mại truyền thống như trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và dịch vụ giao đồ ăn. Jack Ma trực tiếp tổ chức sự kiện 11/11 từ khi ông nghĩ ra đến năm 2018. Khi về hưu năm nay, ông trao quyền điều hành lại cho Daniel Zhang. Dưới vị tân chủ tịch này, Jiang sẽ phụ trách tổ chức “Ngày độc thân”. Jiang cũng đang là chủ tịch của Taobao và Tmall và là người kế thừa chức chủ tịch tiềm năng từ Zhang.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here