Chính phủ chốt gói 61.580 tỷ cho người yếu thế

0
257
chinh-phu-chot-goi-61-580-ty-cho-nguoi-yeu-the

Để giảm “sốc” vì Covid-19, Chính phủ sẽ tung các gói hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng cho người dân, doanh nghiệp nhưng phần lớn vẫn đang dự thảo.

Chi hỗ trợ người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn trong 3 tháng

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đã đồng ý với dự thảo Nghị quyết gói 61.580 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19. Theo đó, các đối tượng sẽ được chi hỗ trợ một lần trong 3 tháng để đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Ông giao các bộ, ngành hoàn thiện dự thảo Nghị định, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội việc xem xét sử dụng tiền ngân sách.

chinh-phu-chot-goi-61-580-ty-cho-nguoi-yeu-the
Hàng loạt cửa hàng tại Hà Nội đóng cửa thực hiện cách ly xã hội phòng Covid-19.

Về nguồn, gói 61.500 tỷ đồng sẽ lấy từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Trong đó ngân sách Trung ương lấy từ nguồn tăng thu năm 2019, nguồn dự phòng ngân sách năm 2020; tiết kiệm chi thường xuyên như giảm chi cho hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, giảm tổ chức các lễ hội và từ các nguồn hợp pháp khác.

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu các tỉnh, thành làm việc với doanh nghiệp kinh doanh nước sạch tính toán chi phí để giảm giá nước hỗ trợ người dân.

1). Gói 61.580 tỷ đồng cho người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn

Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.

Chi tiết:Lấy từ ngân sách Nhà nước (gần 36.000 tỷ), Ngân hàng Chính sách (16.200 tỷ đồng) và 2 chính sách hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp khoảng 9.500 tỷ đồng, chi trong tháng 4, 5, 6 cho các đối tượng sau:

2). Gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng

Tình trạng: Đang triển khai.

Đến ngày 29/3, các ngân hàng đã cho vay gần 80.000 tỷ đồng (30% gói tín dụng)cho 47.000 khách hàng.

Chi tiết: Lấy từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng được chủ động xác định tiêu chí và giải ngân cho khách hàng.

Đối tượng vay là các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và cần vốn để tăng trưởng mạnh sau khi dịch kết thúc như sản xuất và nông nghiệp, thuỷ sản, các dịch vụ y tế, lĩnh vực điện…

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 được giải ngân nếu đảm bảo khả năng trả được nợ.

3). Gói 180.000 tỷ đồng nhằm giãn, hoãn tiền thuế, thuê đất

Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.

Chi tiết: Ban đầu, Chính phủ chỉ định dành gói tài khoá 30.000 tỷ đồng. Trong lần đề xuất đầu tiên, Bộ Tài chính tính giãn, hoãn khoảng 80.200 tỷ đồng tiền thuế và thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng từ Covid-19.  Đến 3/4, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất nâng gói tài khoá này lên gần 180.000 tỷ đồng, tứ gấp 6 lần số tiền dự tính ban đầu. Các nhóm ngành, lĩnh vực kinh doanh được áp dụng:

4). Doanh nghiệp được vay không lãi trả lương nhân viên

Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.

Xem chi tiết: Doanh nghiệp được vay không lãi trả lương nhân viên

5). Giảm giá điện

Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.

Chi tiết: Tổng số tiền giảm vì Covid-19 khoảng 11.000 tỷ đồng.

– Giá điện sinh hoạt: Giảm 10% giá từ bậc 1 đến bậc 4 trong 3 tháng.

– Giá điện sản xuất kinh doanh: Giảm 10% từ tháng 4 đến tháng 6.

– Các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được đề xuất giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4.

– Cơ sở khám chữa bệnh Covid-19, khu cách ly tập trung: Miễn tiền điện.

6). Hạ lãi suất cho vay

Tình trạng: Đang triển khai.

Chi tiết: Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, một loạt nhà băng đã cam kết giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu.

Các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank cam kết giảm lãi suất cho vay tới 2,5%, đặc biệt cho doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.

VIB giảm 0,5-2% lãi suất cho các doanh nghiệp đang vay trung, dài hạn từ 1/4. Khách hàng hiện hữu gồm doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở mọi lĩnh vực đều được giảm lãi suất, áp dụng cho tất cả các khoản vay trung dài hạn bằng tiền đồng có lãi suất hiện hữu từ 9,5%. 

SHB triển khai gói tín dụng 25.000 tỷ đồng ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng, trong đó có thể giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%/năm.

7). Miễn, giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng

Tình trạng: Đang triển khai.

Chi tiết: 14 ngân hàng miễn phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng cho các giao dịch từ 500.000 đồng đến 2 triệu từ ngày 25/3. 23 ngân hàng còn lại giảm lớn hơn hoặc tối thiểu tương đương mức giảm phí chuyển mạch của Napas, với phí thu dao động từ 1.000 đến 10.000 đồng (chưa VAT) cho các khoản chuyển tiền nhanh từ 500.000 đồng đến dưới 2 triệu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here