Các nhà máy sản xuất smartphone sẽ tạm biệt khỏi Trung Quốc

0
401
cac-nha-may-san-xuat-smartphone-se-tam-biet-khoi-trung-quoc

Lệnh trừng phạt Huawei của Chính phủ Mỹ có ảnh hưởng tới các nhà sản xuất smartphone trên toàn thế giới, đặc biệt là những công ty đặt cơ sở tại Trung Quốc.

Lệnh trừng phạt Huawei và hậu quả của nó có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ tới cả Huawei và các hoạt động kinh doanh của hãng và mặt khác, cũng mang lại một sự thúc đẩy đáng kể cho các “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp của Huawei.

cac-nha-may-san-xuat-smartphone-se-tam-biet-khoi-trung-quoc

Bên cạnh đó, lệnh cấm chỉ là một phần nhỏ của một câu đố lớn hơn nhiều – mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Và khi hai siêu cường quốc đang trao đổi những “cú đánh” kinh tế, các công ty cũng cố gắng tìm ra cách để thoát ra khỏi “cuộc chiến” và không bị thiệt hại quá nhiều

Có vẻ như cách an toàn nhất để tránh ảnh hưởng là tránh Trung Quốc triệt để, hoặc ít nhất là càng nhiều càng tốt. Và giới công nghệ đã chứng kiến được những dấu hiệu đầu tiên của việc này

Sự thay đổi đang diễn ra tại Trung Quốc

Nhiều người đều cho rằng Trung Quốc có nhiều nhân lực và những nhà máy khổng lồ, cùng với tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các công ty, trở thành một điểm đến không thể thay thế cho sản xuất quy mô lớn giá rẻ. Tuy vậy, tất cả chỉ là phần thưởng cho các điều kiện kinh doanh thuận lợi do Chính phủ Trung Quốc tạo ra chứ không phải là lý do chính khiến các công ty chọn.

Việc xây dựng các nhà máy rất tốn kém nhưng chi phí dời một công ty di dời khỏi quốc gia này cũng không quá cao. Và khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng, có vẻ như các công ty đang rời đi càng nhanh càng tốt.

Các công ty chịu áp lực lớn nhất là những công ty sản xuất hàng hóa được bán ở Mỹ, đứng đầu danh sách này là các nhà máy lắp ráp Apple. Và các nhà máy này dường như là những người hành động nhanh nhất. Foxconn – nhà thầu lớn nhất của Apple đã có một nhà máy hoạt động ở Ấn Độ.

Động thái này chủ yếu do mức thuế cao áp lên các sản phẩm nhập khẩu khiến iPhone trở nên đắt đỏ. Công suất của nhà máy Ấn Độ thấp hơn nhiều so với những gì Apple cần để trở nên độc lập khỏi Trung Quốc nhưng cũng cần mở rộng trong tương lai.

Một đối tác quan trọng khác của Apple là Pegatron cũng vừa công bố ý định đầu tư gần 1 tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Indonesia để sản xuất chip cho iPhone. Điều khiến các chuyên gia công nghệ tò mò là hiện tại, Pegatron không phải trong ngành sản xuất chip. Hiện tại, “Nhà Táo” có được chip silicon từ TSMC, một công ty có trụ sở tại Đài Loan.

Pegatron cũng đang xem Ấn Độ và Việt Nam là hai địa điểm khả thi khác cho các nhà máy mới bên ngoài Trung Quốc. Việt Nam đã trở thành một điểm đến sinh lợi cho nhiều công ty vì chính phủ nước ta đã thông qua nhiều luật lệ và quy định khác nhau nhằm giảm gánh nặng thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài và giúp việc thiết lập cửa hàng trong nước dễ dàng hơn. Foxconn cũng đang xem xét mở rộng sang Việt Nam nhưng vẫn đứng sau Ấn Độ, nên chắc chắn người dùng còn lâu mới được thấy những chiếc iPhone do Việt Nam sản xuất.

Giống như trong một trò chơi chiến lược, các quân cờ đang di chuyển khắp nơi trên bản đồ. Với hàng trăm tỷ USD bị đe dọa, việc đảm bảo khả năng thực hiện các đơn đặt hàng là điều tối quan trọng đối với bất kỳ nhà sản xuất nào. Các yếu tố then chốt như địa điểm hoặc nhân công rẻ hơn sẽ tác động không nhỏ tới  tương lai của công ty.

Cuộc chiến thương mại có thể là tạm thời, nhưng hậu quả có thể là vĩnh viễn

Nếu thuận lợi, toàn bộ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể biến mất trong một cuộc họp duy nhất. Thực tế đã cho thấy có vô số xung đột tương tự được giải quyết như thế trong quá khứ. Tuy vậy, ngay cả khi thuế được giảm thông qua việc ký một vài thỏa thuận và lệnh cấm có thể được gỡ bỏ, tất cả những thay đổi được đưa ra trong giai đoạn rắc rối này có thể sẽ còn tồn tại trong nhiều thập kỷ tới.

Sau khi các nhà máy được xây dựng, công nhân được thuê và các sản phẩm được tạo ra, hầu như các công ty sẽ hạn chế thay đổi địa điểm. Sự kìm kẹp giữa các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, để lại dấu ấn lâu dài cho nền kinh tế Trung Quốc.

Tất nhiên, chẳng quốc gia nào, ví dụ như Trung Quốc muốn các công ty hay nhà máy tại nước mình rời đi. Các chính phủ luôn khuyến khích đầu tư từ nước ngoài để có thể thay đổi cuộc sống của hàng ngàn công dân nước mình bằng cách tạo ra việc làm.

Đối với người tiêu dùng, tất cả những điều đó sẽ có ít ảnh hưởng đến các sản phẩm cuối cùng họ nhận được. Các quy trình sản xuất được tối ưu hóa đến mức bạn có thể có được chất lượng tương tự ở mọi nơi miễn là công ty có đủ quyền kiểm soát.

Tất nhiên, một số người dùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chi phí thấp hơn của các thiết bị được sản xuất tại quốc gia của họ. Bên cạnh đó, đối với các quốc gia khác, sự khác biệt đáng chú ý duy nhất sẽ chỉ là tên quốc gia được lắp ráp mà thôi, ví dụ như Made in … hay hoặc Được lắp ráp tại (Assembled in)… trên sản phẩm và bao bì .

Hiện tại, không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được cải thiện. Do đó, sẽ có ngày càng nhiều công ty tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc mở rộng trong tương lai. Và theo sau đó, các quốc gia khác của châu Á sẽ sẵn sàng chấp nhận những “công ty lưu vong” này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here