Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa

0
291
bo-ngoai-giao-my-chi-trich-trung-quoc-tap-tran-gan-hoang-sa

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc Trung Quốc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vi phạm thỏa thuận DOC về Biển Đông.

“Cuộc tập trận của Trung Quốc trên Biển Đông vi phạm cam kết của họ theo Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký hi năm 2002. Mỹ sát cánh cùng những người bạn ở Đông Nam Á và phản đối những tuyên bố phi pháp của Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus viết trên Twitter hôm 3/7.

bo-ngoai-giao-my-chi-trich-trung-quoc-tap-tran-gan-hoang-sa
Phát ngôn viên Ortagus tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington hồi tháng 6/2019.

Bình luận được đăng cùng bài chia sẻ thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc tập trận của Trung Quốc quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 1-5/7. Lầu Năm Góc cho hay các hoạt động này “sẽ làm mất ổn định hơn nữa tình hình trong khu vực, phản tác dụng với những nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định”.

Thông cáo viết thêm rằng những cuộc tập trận là sự tiếp nối những động thái của Trung Quốc nhằm áp đặt yêu sách phi pháp của nước này, gây ra đe dọa đối với các quốc gia Đông Nam Á láng giềng trên Biển Đông.

“Hành động của Trung Quốc trái ngược với cam kết không quân sự hóa Biển Đông của họ, cũng như tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, nơi tất cả quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được đảm bảo chủ quyền, không bị ép buộc, có thể theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế phù hợp với những quy tắc và chuẩn mực quốc tế được chấp thuận”, thông cáo có đoạn.

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam hôm 29/6 thông báo quân đội Trung Quốc sẽ diễn tập 5 ngày gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và yêu cầu tàu thuyền tránh xa khu vực. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 2/7 khẳng định việc Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược tinh thần của DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).

“Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai”, bà Hằng nói thêm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here